• Phục hình tháo lắp (hay hàm giả) được dùng để thay thế cho những răng mất xen kẽ hay mất toàn bộ răng và những mô nướu liên quan.
  • Hàm giả gồm có phần nền bằng nhựa Acrylic hoặc bằng khung hợp kim và phần răng bằng nhựa hoặc sứ.
  • Ngoài ra Hàm giả còn giúp nâng đỡ cơ môi, má, tránh nếp nhăn quanh miệng, giúp nụ cười luôn tươi trẻ, tự nhiên.

RĂNG GIẢ TOÀN HÀM

Giúp thay thế toàn bộ răng mất trên cung hàm và được làm vừa khít, ôm lấy nướu và xương nâng đỡ bên dưới.

  • Hàm giả toàn phần được chia làm hai loại:
  • Hàm giả toàn hàm bằng nhựa cứng.
  • Hàm giả toàn hàm bằng nựa dẻo Biosoft
Răng giả toàn hàm

HÀM GIẢ CÓ IMPLANT NÂNG ĐỠ

Cũng tương tự như hàm giả toàn hàm thông thường. Chỉ khác với hàmgiả toàn hàm thông thường ở chỗ nó được gắn trên những chân răng cấy ghép (Implant), điều này giúp cho hàm giả được vững, ổn hơn trong lúc nhai.

HÀM KHUNG LIÊN KẾT (ATTACHMENT)

Là sự kết hợp hoàn hảo giữa sứ – khung kim loại – Răng giả. Nhằm khắc phục những cánh tay móc đặt trên răng thật, dễ mất thẩm mỹ, làm khó chịu khi ăn nhai.
Hàm khung liên kết Attach được thực hiện dưới dạng âm dương:

  • Phần âm được gắn cố định vào sườn kim loại răng sứ.
  • Phần dương được tạo trên khung kim loại.

Khi lắp hàm vào sẽ giảm lực tải trực tiếp trên sóng hàm, sẽ làm giảm hiện tượng đau sau khi gắn hàm giả.
Nhờ sự kết nối âm dương trên sẽ giúp cho phần hàm giả thẩm mỹ hơn (không có cánh tay móc), vững ổn hơn khi ăn nhai.
Tuy nhiên vì sự kết hợp nhiều khối lại nên sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác, quy trình thực hiện phức tạp hơn hàm giả thông thường, đòi hỏi bác sỹ phải có kinh nghiệm lâm sàng. Nên giá thành tương đối cao.
Những hàm khung liên kết Attachment là sự lựa chọn hoàn hảo nhất khi răng mất không có khả năng làm Phục hình cố định.


NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI SỬ DỤNG HÀM THÁO LẮP

Ưu điểm:

  • Cải thiện tình trạng mất răng, tăng sức ăn nhai. Giúp ăn ngon miệng hơn.
  • Tránh nếp nhăn quanh miệng, cho nụ cười đẹp, tự tin.
  • Khá bền, cải thiện khả năng phát âm.

Nhược điểm:

  • Gây vướng víu trong miệng.
  • Bất tiện vì phải tháo ra để chải rửa.
  • Bị viêm, bị đau niêm mạc miệng.
  • Cần thời gian thích nghi.


CÁCH CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG GIẢ THÁO LẮP

  1. Hàm giả tháo lắp có vẻ cồng kềnh, vướng víu trong những ngày đầu. Cần một thời gian để hệ thống môi, má, lưỡi quen với hàm giả mới.
  2. Cần tập phát âm bằng cách đọc to giọng.
  3. Nước bọt tiết nhiều hơn trong vài ngày đầu.
  4. Tập ăn với thức ăn mềm, nhai từng phần nhỏ, nhai chậm, nhẹ nhàng. Tránh thức ăn cứng ít nhất trong 8 ngày đầu.
  5. Sau mỗi bữa ăn, nên tháo hàm giả ra và chải rửa. Dùng xà phòng để chải hàm giả, không dùng kem đánh răng chải hàm giả vì sẽ làm mòn hàm giả.
  6. Nên chải hàm giả trên một chậu nước đầy, vì nếu đánh rơi hàm cũng không bị gãy.
  7. Hàm giả mới có thể gây đau, không được tự ý sửa chữa, phải mang hàm ít nhất một ngày trước khi đến phòng mạch để bác sĩ có thể mài chỉnh.
  8. Ban đêm, nên tháo hàm ra, ngâm hàm trong ly nước sạch (ly có nắp đậy).
  9. Nên thay hàm giả mới sau 3 – 5 năm, khi hàm giả không còn dính chắc.
Leave a reply