Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.
Nguyên nhân gây bệnh sâu răng :
- Vi khuẩn gây sâu răng : vi khuẩn này trực tiếp chuyển hóa tinh bột – còn sót lại từ thức ăn trong răng – thành đường và sau đó đường chuyển hóa thành axid, những chất axid này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng.
- Thời điểm chải răng và cách chải răng : điều này được các Bác sỹ nha khoa hướng dẫn và phân tích rất nhiều lần. Cách chải răng thông thường là chải ngang, đây là một cách chải răng sai. Ngoài ra, việc chải răng sai hoặc thiếu bước cũng góp phần tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng.
- Độ cứng răng của từng người : khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Phương pháp điều trị sâu răng :
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Phòng ngừa sâu răng :
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường.
- Chải răng đúng cách, dùng kem đánh răng chứa Flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn.
- Phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.
Leave a reply